Wednesday, February 09, 2011

Handwriting




THÍCH NHẤT HẠNH Handwriting Collection La Toàn Vinh


THƯ PHÁP,MỘT PHƯƠNG TIỆN CAO CẢ

Trong môi trường truyền thông trực tiếp,giản dị,trong cái bất chợt xuất thần,những thi sỹ,họa sỹ đã ứng dụng thể hiện lên tác phẩm của họ một cách tuyệt diệu.

Những nhà sáng tạo,tạo hình, đã bộc lộ cái tính tự nhiên của mình,của sự vật trên trang giấy với một tâm hồn hoàn toàn tự do phóng khoáng,không đắn đo gò bó.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một chút kinh nghiệm trong cái khoảnh khắc quý gía ấy qua những thủ bút bởi các thi sỹ,thiền sư,những bật thầy cao cả đã quán tưởng tinh thần qua phương tiện vẽ,viết…

Ở Á Ðông từ xa xưa,những thi sỹ thường cũng là họa sỹ,vì trong mổi nét bút,nét chữ đã hàm chứa một hình ảnh nào đó,mô phỏng từ trong thiên nhiên, được vẽ lại,dần dần biến thành hình tượng như một ý niệm ước lệ.
Vì vậy,trong mổi chử cổ, điều phản ảnh một ý niệm,một hình ảnh mà chúng ta bắt gặp trong thiên nhiên.
Những hình ảnh đó được biến dạng thành những cảm thụ trừu tượng hóa…Củng chính vì thế,trong những thập niên 50-60, đã có rất nhiều họa sỹ lớn ở Tây Phương,nhất là Mỹ, đã nghiên cứu sáng tạo trên các dạng thức này..
Ta có thể biết nhiều qua tạo hình của FRANZ KLINE,ROBERT MOTHERWELL,và nhất là HENRI MICHAUX,những trào lưu của nghệ thuật hiện đại trong giai đoạn đầu tiên như: Abstraction- Expressionism đã thừa hưởng những tinh hoa khơi dậy từ chử viết cổ Á Ðông mà ta thường hay gọi là chử Hán,chử Nho(Hand writing)…
Viết ở đây tựa hồ như cắm hoa, uống trà, thả diều, đó ví như là một cách thiền định.
Vì thần thái tập trung vào những tác động ,hành động,diển biến vận hành theo thiên nhiên.
Nhiều nhà sư đã hành thiền theo phương cách này, vì trong những giây phút viết vẽ,họ sống trực chỉ trong từng rung động gắn liền vào mỗi tác động thanh toát.
Cứ mổi nét bút tuôn ra làm một sự nâng niu như từng hơi thở ,nhẹ nhàng sinh động trong điều kiện tự nhiên…
Mỗi nét bút làm bột lộ một thực tại mà các thi sỹ thiền sư làm đối tượng quán chiếu, để tâm hồn hòa cùng bản thể của vủ trụ mênh mông,ta gọi đó là hóa nhập vào bản thể tự nhiên.
Như bài thơ trên đây của một thi sỹ thời nhà Tống tên Su Tông Po(1036-1101) đã nói về một họa sỹ thiền sư đương thời với ông tên Wen Tung(1018-1079)

" When Yu-K’o painted bamboo,he saw bomboo only,never people so rapt he forgot even himself,he, himself became bamboo"

Gía trị quán tưởng tinh thần vào một việc đang làm trong bài thơ trên làm ta liên tưởng đến một Trang Tử thời Chu,hay một Krisnamurti của thời đại chúng ta,những diển biến nội tại trong khoảnh khắc người thi sỹ viết,vẽ tức để nắm lấy CÁI THẦN của sự vật,cùng theo ý niệm trên,Krisnamurti cũng từng quan niệm như vậy,khi ông cho rằng:
"Ví như một người cắm hoa,không phải chỉ đơn thuần cắm hoa vào bình,mà tư tưởng,tâm hồn phải hòa nhập vào cánh lá cành hoa".
Nói một cách khác,đó là một sự tập trung cao độ biểu hiện vào điều kiện tự nhiên,Trong khoảnh khắc cô đơn huyền diệu cùng với đất trời ,chính vì thế một nét chấm phá bộc lộ cho sự hòa mình trong cõi vô cùng mà theo đạo học đó là khoãng trời đất bao la.
Nói như vậy,chẳng khác nào khi viết vẽ,như đang du hành vào trong thiên nhiên vô tận,như một cuộc hẹn hò với trời cao biển rộng,trong đó,có cả một xả hội mà ta đang sống..Câu chuyện làm tôi ngộ ý Thiền Sư Nhất Hạnh trong một chương viết về cuộc sống thực tại:
"and to look deeply and discover the true nature of all that is taking place in the présent moment"(our appointment with life).

Viết ,theo quan niệm xưa cũng như một cái đạo mà con người trân trọng gìn giữ.
Những thủ bút của các thi sỹ Thiền sư đã ứng hiện,nói lên cả môt trời hiện hửu của nhân sinh,vủ trụ,của tự nhiên tự tính….

Thi sỹ Zhang Huai Guan thờI Ðường có nói:
"Devant une belle calligraphie,nous ne voyons pas la forme des caractères. Nous nous laissons irradier par son esprit"
Như vậy,một bài thơ hay,không phải có hình thức đa văn bằng chử viết,mà viết là phương tiện để chuyên chở cái ý niệm to lớn,cái tinh thần ứng hiện,cái tinh anh phát tiết từ trong con người.
Cũng trong ý niệm này,Trang Tử đã nói:
Cái lưới làm phương tiện để tiến đến ý niệm là con cá và khi đạt cứu cánh thì đừng câu nệ,chấp chánh vào phương tiện nữa"(the trap exists because of the fish ,once you’ve gotten the fish,you foget the trap….
Words exist because of meaning;once you’ve gotten the meaning ,you can forget the words")

Như thế, đã biết bao đời từ Chu,Hán ,những thi sỹ,học sỹ,họa sỹ đã mang trên mình cái đạo của đất trời vào trong con người Á Ðông.
Ðã biết bao đời những thi sỹ Thiền Sư đã "Hành Thâm" ý này qua những phương tiện thư họa(calligraphie),cho đến hôm nay đã trở thành phổ cập trong những Thiền Viện ở Nhật,Trung Hoa, Việt Nam v.v
Những họa sỷ Thiền Sư quán chiếu trong từng nét cọ,trong từng hơi thở qúy gía bên những dòng sắc không vô tận…

Ði Ngược dòng thời gian, đã hơn 4.000 năm,kể từ khi vua Phục Hy vẽ nên những dấu ấn tượng hình của trời đất,chử viết củng đã hình thành và phổ cập sau đó…
Tuy nhiên,vết tích còn lại mà chúng ta tìm thấy được qua những công trình khai quật,nhiều hơn hết ở vào thời Ðông Chu(1100-770 trước công nguyên) đến thời Khổng Tử thì cực thịnh.
Mãi đến năm 120 vào thời nhà Hán,có một vị quan tên là Xu Shen đã tổng hợp được gồm 9353 chữ,vị này cho rằng kể từ thời Tam Hoàng ,Ngủ Ðế khởi thuỷ của văn tự đã thay đổi luôn.
Cho đến thời nhà Thanh ,Vua Khang Hi đã cho soạn bộ Hán Tự với 40.000 chử,tuy nhiên trong văn chương chỉ cần 6000 chử là quá đủ,số còn lại chỉ là những cổ ngử phức tạp đã dùng vào thời Lảo Tử,do đó nên ít dùng trong sinh hoạt hiện tại,nói như thế,bản văn ngày nay ta dùng, có lẻ là một bản chử Hán đã dịch lại từ một bản chử Hán cổ của Lảo Tử….

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Léon Wieger, đã trình bày những diễn biến về văn tự Trung Hoa, trong quá trình phát triển của nó; qua nhiều giai đoạn khác nhau...Một ví dụ điển hình như chữ JUN (thái Tử) đã tuần tự biến dạng như sau:



-Từ số 1 đến số 6, Biến dạng về cấu trúc của thân chữ nhưng vẫn còn nhận diện,cho đến hình thứ 7 ở vào thời Tần Thủy Hoàng tương đối đơn giản hơn

-Từ số 8 đến 9, đuợc viết bằng những vết than,nên có nét khác biệt.

-Từ số 10, đuợc biểu hiện bằng cọ kết bằng lông thú,thông thường thì cọ đuợc kết bằng lông chó sói,Lông thỏ…sau này ở những trường phái mới có khi làm bằng lông đuôi ngựa…

-Những dạng thức từ 11 đến 14 là giai đoạn hoàn chỉnh trong việc sử dụng cây cọ lông,cùng với sự thanh thoát ,nhẹ nhàng như dòng nước chảy;khi thì dũng mãnh tưa như vết chém,hoặc quay cuồng như Rồng Bay phượng Múa…

Ðã bao đời trải qua,dòng tồn lưu của văn tự Á-Ðông cổ đã đuợc gìn giữ tiếp nối,Những người học chữ Hán bắt buộc phải tập từ nét một với những biến của nó.

Cho đến nay người đã có thật nhiều bản viết tay thật truyệt mỹ,tuy nhiên,theo phân tích chỉ vỏn vẹn trong 5 dạng thức(Style) khác nhau.

Thứ nhất là kiểu KAISHU hay còn gọi là chử thông dụng, xuất phát từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên,chữ Kai shu đi theo mô thức truyền thống cổ điển trong việc sử dụng cây bút lông.

Thứ hai là kiểu CAO SHU ,làm môt bước phát triển hơn thêm cho việc cấu trúc văn chương Hán Cổ,và hoàn chỉnh chữ viết…

Từ những kiểu thức cơ bản Kai shu ,Cao Shu đã đưa đến hình thái thứ 3 là XING SHU(Stile cursif) hay còn gọi là chữ viết Tháo.
Chữ này rất ít khi thấy trong văn chương Hán Nôm Việt Nam,tuy là viết xảo nhưng vẫn giử lại những yếu tố chính để kết hợp nên chữ. Ðứng về mặt thẩm mỹ chữ Xing shu mang nhiều công trình sáng tạo bởi kỹ thuật cá nhân hơn ,chữ Xing shu tuyệt đối cấm trong các trường thi ngày xưa.
Tuy nhiên,những áng thơ hay thời Ðường ,Tống…cũng sử dụng rất nhiều hình thức này do bàn tay của các thi nhân lãng mạn… Chữ Viết tháo theo Xing Shu làm một loại biến dạng hóa,chú tâm nhiều vào ý nghĩa còn hình thức nặng về thẩm mỹ,lấy ví dụ chữ "SHU" có nghĩa là "Viết",theo nguyên thể đuợc biểu hiện với 10 nét:nhưng khi viết tháo còn 4 nét Tuy nhiên vẫn chưa Hoàn toàn,theo thủ bút của Wang Hsi Chih,một thi hào thế kỷ thứ 4,chỉ còn lại 2nét ,đôi khi 2,3 chữ chỉ trong một đường cọ.


Chử viết tháo làm một biểu hiện cao độ của thi nhân với những cảm xúc vô cùng phong phú, cá tính bộc lộ qua những ấn tượng trừu tượng hóa,từ khi thủ bút của chàng Vương (Wang) tung hoành bốn cõi.
Mãi đến mười thế kỷ sau mới có tiếp nối, đó là Sung K’o,vẫn lồng lộng bên trời sáng tạo…

Cuối cùng ta hãy lắng nghe câu trả lời quý báo của Lý bạch nói với Ðỗ Phủ, Thế nào là một thi sỹ?:"First learn the ruler of poetry,then breaking away from them at will"
Cho đến khi nào những thi nhân mới sống thực với chính mình đó cũng là một câu hỏi của bao thời đại,một thi sỹ lớn là một người dám can đảm thoát ra khỏi những giới hạn quy củ để tiến đến một chân trời sáng tạo mới, đó cũng chính là tiếng nói của lòng mình….

Tiếp theo là kiểu thức số 4 có tên là SHUAN SHU,một loại kẻ thẳng nét như chữ in,Chữ này thường dùng trên những con dấu,con ấn,nét thẳng đứng có dáng dấp như những chữ khắc trên trống đồng thời cổ,Chữ này ứng dụng nhiều trên biểu ngữ sau cách mạng văn hóa.Ngoài ra,còn những chữ như chữ Dragon rất ít tiện dụng trong lảnh vực hành chánh.

Nhìn chung,mổi cá nhân có thể tập tành,khổ luyện để trở thành một bật thầy về thư pháp,Những nét trên trang giấy nó biểu hiện cá tính của người ấy thông qua cảm xúc và tư tưởng,
Cho nên,lúc thi nhân,họa sỹ vẽ lên một chữ hay một hình, đó là biểu hiện trực chỉ của cái Tâm…

Vì thế khi thực hành phải thật Bình tâm,tinh thần Lắng Ðọng,thân thái Thanh Tinh,bằng không thì kết quả sẽ không viên mãn...

Như một Thiền Sư ở thế kỷ thứ 2 đã nói:Nếu như Thần thái không thanh thoát ,cho dù dùng bằng cây cọ được kết bằng lông thỏ trên núi Zhong thì cũng làm nên những thành toại” (Cai Yong).

Viết chữ Nho cần thiết ở sự tập trung cao độ,vì Thân tâm không an tịnh thời không đạt đến một sự hoà hợp đều độ,Sự hòa hợp đòi hỏi những việc kết hợp giửa Cọ,Nước và Mực,cùng nhất là tính tùy cơ ứng hiện xuất thần(Performance Improvisée).
Ðiều này rất khó giải thích,vì đó chính là những kinh nghiệm chứng ngộ cá nhân.
Chúng ta có một ví dụ điển hình:Thời nhà Hán,thế kỷ thứ 2 ,Một thi sỹ bị bắt buộc làm thơ cho bạo chúa, để được giảm án,trong lúc bất cẩn hoặc vô tình ,giọt mực rơi vung vãy trên trang giấy,lỗi lầm đó không thể bôi xóa được,nhưng chàng thi sỹ kia đã nhanh trí biến nét mực rơi thành nét chữ khởi đầu cho dòng thơ bất hủ của mình trong một tình trang đột xuất(Disponniblité créatrice et au naturel Spontané)…
Nhận định trên ta thấy kẻ sỹ thời xưa rất công phu,có những người thăng trầm đều do cái nghiệp của chính mình tạo nên…
Trong lịch sử ta thấy có Lý Bạch,Tô Ðông Pha…đã vì nghiệp dĩ nên phải thăng trầm cã một cuộc đời cam khổ,Những tạo tác này có khi cã một đời, một kiếp điều mang nặng ôm ấp…



Tham Khảo:

1.

Jérome Silbergeld/Chinese Painting/University Washington Press
2.

Muséum of Houston/In the Way of the Master.
3.

Jacques Deperne/Les mots Vivants.
4.

Thích Nhất Hạnh/Our appointment with Life/Pareillax.ca 1990
5.

Celeste Adams/Later Chinese Painting and Calligraphy (1600-1900)
6.

Ed Lanbe & Craiwalker/the Chinese Catalog/Hippo Cren Book.NY.1985
7.

Henry Tissot /Art Abstrait et Figutatif/ Robert Laffront
8.

Wou Tchenjou/Chine L'estampe/Philippe Piequier.1990
9.

Cranmer Byng//the vision of Asia/ reader Union London.1948
10.

Robert Liassen/Zen the Art of Tigre/Pyramid Special.1969
11.

Nancy Wilson Ross/The world of Zen/Vintage Book.1960
12.

Chinese Literature review (n-08/1973)



LA TOAN VINH/New York 1995

2 comments:

Ban Thị Giả said...

rất tuyệt với, xin chân thành bài...có cái cảm rất hay trognt hu phap
http://www.vedepphatphap.com/

Ban Thị Giả said...

đúng là nhiều nhân tài thứ thiệt,một bản văn rất hay
http://www.thuviencophap.org/