Wednesday, February 16, 2011



LỜI BÀI HÁT NỖI TIẾNG "IMAGINE" ĐƯỢC SOẠN TRONG HILTON NYC..


YoKo Ono


Bên cạnh phim Jackson Pollock , viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại montréal đã trình chiếu nhiều phim khác để vinh danh những nhà nghệ sỹ tạo hình , văn chương , thi ca của thế giới...Trong khuôn khổ của liên hoan quốc tế về phim phản ánh những sáng tạo nghệ thuật (FESTIVAL INTERNATIONAL DU FILMS SUR L’ART) , trong lần này tôi đến xem một phim thật đặt biệt , nói về những công trình cùng tư duy của họa sỹ YOKO ONO , người đàn bà của thế giới hôm nay...
Trong lời dẩn đầu cho phim , người thực hiện , đạo diển Suzan Shaw đã nhận định’’Yoko Ono là một nghệ sỹ tuyệt vời của thế kỷ’’cái tuyệt vời ở đây không phải lồ lộ những mông ngực như Madona , hay Geri Halliwell, cái nỏn nà như Spice Girl,mà nó bao hàm một ý nghỉa rộng lớn về tất cả những công trình tạo tác của bà đã cống hiến cho con người hôm nay,bao gíá trị to tác lồng vào bên trong với những tư tưởng nhân bản của một nghệ sỹ xứ Phù-Tang luôn thiết tha để làm một điều gì đó , cho nền hòa bình đối với nhân loại...
Trong suốt 52 phút của tập phim , người thực hiện đã cố gắng bày tỏ tất cả những khả năng thu hoạch được trong cuộc đời của YoKo hầu cho khán giả thấu hiểu cùng nhất quán trong tinh thần nghệ thuật phục vụ nhân sinh,phục vụ xã hội.v.v
Cùng trong phim này,tôi đã hiểu và thông cảm nhiều hơn vớI Yoko,một nghệ sỹ thật sự,một con người luôn luôn đem những suy nghĩ cao đẹp trong sáng tạo chuyễn đến cho mọi nhà như một thông điệp,hầu mang lại những bình an trong cuộc sống đầy dẫy những bất an...
Xuất thân từ một gia đình truyền thống ,Yoko Ono sinh ra và lớn lên ở Nhật,từ khi còn trẻ lúc 12,nàng đã muc kích như một nhân chứng cho bao tang thương của chiến tranh qua hình ảnh trái bomb nguyên tử đầu tiên được ném vào nước Nhật,chính vì điều ám ảnh đó,khiến cho những sáng tạo,tạo hình đầu tiên của nàng điều man mác một cái gì đó nói về bầu trời, như một’’Happening’’bên những suy nghĩ kỳ diệu của kiếp nhân sinh.
Từ trong những năm đầu của thập niên 60 ,Yoko đã sáng tạo nhiều qua những bố trí (installation) , năm 1966 ở Gallery Indica taị Lodon ,nàng đã tiếp xúc với John Lennon.một trong những thành viên của ban nhạc ‘’Beatle’’, lúc ấy chiến tranh Việt-Nam đang trên đà leo thang...Sau đó John và Yoko tiến đến hôn nhân vào năm 1969.Trong suốt qúa trình sáng tạo nghệ thuật cùng với John nàng đã thực hiện nhiều gía trị mới cho nghệ thuật tạo hình qua những ‘’Performance’’ ở Carnegie hall New york city,trong số đó phải kể những sáng tác âm nhạc cùng với chồng.
Trong thời kỳ đầu tiên những tác phẩm của Yoko mang âm hưởng của Thiền Học cùng với sự hợp tác của đại nhạc sỹ JOHN CAGE ,một môn đồ tâm ấn của Thiền Sư D.T Suzuki.
Hình ảnh ‘’Performance’’ của Yoko,bật từng que diêm ,nhìn vào cho tận để’’Ngộ’’được ngọn lửa kia tan biến vào hư không...thực vậy.củng trong phim ta được tiếp kiến một Thiền sư, khi ông trình bày như sau:’’người Tây Phương khi gặp nhau thì hay hỏi’’Anh có khoẻ không?(how are you?) gợi lên những điều kiện vật lý hiện tại,còn ngườI Á Ðông thiền học thì hỏi’’Anh đi đâu đó?’’Where are you going’’ điều kiện dẩn đến giải thoát...Tất cả những gíá trị mang tính chất truyền thống này,nó bàng bạc một ý niệm sâu thẳm trong cuộc sống nghệ thuật của con người cùng bao suy nghỉ thầm kín của nó.
Hai điều trên nó phản ảnh một hình thái tâm lý,sinh lý,một mặt nó khơi dậy những những tác động tinh thần,một công án lớn hay một con đường như thiền học Alain Watts đã từng nói ‘’ Thiền’’ là một’’ con đường’’.
Từ những năm 1968,khi chiến tranh Việt-Nam trở nên căng thẳng,John và Yoko đi hát khắp nơi trên thế giới ,vì sự đổ vở càng nhiều thì Âm nhạc lại nói lên những tích cực của nó,bomb đạn đã được lấn át bởi những lời ca,tiếng hát,để an uỉ,để chiụ đựng,để chứng tỏ rằng chúng ta còn một cuộc đời,còn sự sống,tôi hòan tòan đồng ý với Nietzsche khi ông cho rằng’’without music life would be an error’’...Những giòng nhạc sẽ không bao giờ ngưng đọng khi thiên nhiên lẩn con người bị đe dọa,hình ảnh và âm thanh luôn làm nên sự sống’’ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông...mảnh trăng mồ côi mùa đông.mùa đông năm ấy,tiếng dương cầm trong ngôi nhà đỗ,tan lể chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân’’ như thế cuộc đời vẩn tồn tại.
Năm 1970 , khi không lực Mỹ khống chế bầu trời Hà-nộI bằng đủ mọi hình thức,bằng tất cả các loại bomb...Trong lúc ấy ở Toronto,Yoko dã hát một sáng tác mới của mình cùng với John,những bài ngợi ca hòa bình,dù chỉ trong hy vong mỏng manh,trong phim trình bày Yoko hát bài’’Don’t Worry’’,bài hát này lập đi lập lại câu”Ðừng lo lắng”,bên cạnh tiếng kêu,tiếng rú,tiếng ngân ,tiếng luyến,phần hòa âm thì không chổ nào chê được.
Trong lần gặp John ở Gallery Indica,Yoko trưng bày một tác phẩm chỉ vỏn vẹn hàng tăm cây đinh đóng trên một mảng vách , cùng với một cái búa , tác phẩm này có vẻ cụ thể (art Concret) , khi nhà phê bình đặt câu hỏi về gíá tri của nó???ở Yoko Ono trả lời :, một tác phẩm nghệ thuật không chỉ định bằng hiện kim , mà gíá trị ở đây được đặt vào những yếu tố truyền thông (communication de mass ) ,thực ra nghệ thuật nào cũng do con người tạo nên,để chuyên chở những tư duy , bao ý tưởng , các thông điệp từ tâm hồn người nghệ sỹ đến với quần chúng , người thưởng ngoạn , để hy vọng cả hai cùng thông cảm , nhất trí với nhau về một ý niệm nào đó...
Sau 11 năm sống chung viI Yoko,John bi ám sát ở New York city bên ngoài nơi trú ngụ,bên cạnh central parc,thời điểm mà tên tuổi của John làm một biểu tượng cho hòa bình,biểu tượng cho’’War is over’’.
Mãi đến năm 1980 mới nhận được greencard thường trú ở Mỹ,cuộc đời John đã chấm dứt,nhưng âm nhạc của ông vẫn chuyễn đạt đến đại chúng như những thông điệp ,cốt dành bao hạnh phúc cho cuộc đời,cho con người,hạnh phúc trong hòa bình thật sự’’you may say I’m dreamer but I’m not the only one,I hope some day you’ll join us and the world will live as one’’

Montreal 2002-2003
LA TOÀN VINH




CÂY ĐÀN CỦA JOHN LENNON CÙNG HÌNH VẼ..

Monday, February 14, 2011

Bích Chương về Nghệ Thuật Thứ 7


Trong những năm cuối thế kỷ 19, nghệ thuật Bích Chương Pháp đã chiếm một vị trí đáng kể, giai đoạn Hoàn Kim này ( Belle Époque), ngoài Lautrec , Cheret… ta còn thấy rất nhiều nghệ sỹ Đồ Họa đã sáng tạo thật phong phú, qua các đề tài nóng bỏng, thời sự của xã hội truởng gỉả Pháp-Paris lúc bấy giờ, một Jules Alexandre GRUN,rất đa dạng biến chuyễn trong các đề tài, từ Sân Khấu Hộp Đêm, Xe hơi, Báo chí v.v

Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nghệ thuật thứ bảy đã đuợc giới thiệu đến bao khán gỉả , trong một căn nhà tầng hầm của quán Grand Café, trên đại lộ Capucines, để rồi phát triển thêm lên, trong những năm 1906 trên đại lộ Montmartre, một rạp chiếu bóng đuợc thực hiện , và họa sỹ Grun cũng đã vào cuộc, tạo nên một hình thái quảng bá thương mại nóng bỏng...



Bích Chương in đá của họa sỹ GRUN quảng bá Théâtre du Cinématographe Pathé ở khu Montmartre 1906


Để sau đó,trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, 1914 nghệ thuật chiếu bóng (Cinématograph) trở thành một biểu hiện kỷ thuật mới , thu hút mọi giới quần chúng trên toàn nuớc Pháp, tạo nên kỷ nguyên điện ảnh “Cinéma”, phục vụ trên các địa phương, lẫn trên các miền lửa đạn biên thùy, lúc bấy giờ nguời ta gọi đó nghệ thuật tuyên truyền, để phục vụ quân đội …




HÍ HỌA ( Caricature, tiếng ý =Caricare)



Danh từ Hí Họa được hiểu một cách cụ thể, như một hình vẽ được tiếp nhận bằng thị giác bởi sự bóp méo qua kỷ thuật hình họa, tạo nên bao vui nhộn , nói tóm lại, Hí họa làm nên một cái nhìn khôi hài, trong võ bọc một tác phẫm mỹ thuật…Đã từ lâu ; nó vẫn được xem như một loại hình phụ thuộc, thứ yếu (Art Mineur), nhìn trở về bao sự kiện lịch sử; người ta nhận thấy ở Hí Họa, nó mang mác như một bi kịch được vẽ trên các bình cổ ở Hy Lạp, sau đó trên những mãng tường đỗ vở của thành Pompéi ở Ý thời Trung cổ, rỏ nét hơn , nó được biểu hiện nhiều ở thời Phục Hưng qua tài năng của Léonardo Da Vincy vẽ chân dung các cụ gìa, Jérome Bosch với nhiều hình ảnh vui nhộn của phồn thực, bởi Francisco de Goya, William Horgarth vẽ bao nét khôi hài, bóp méo cùng với bao hình ảnh kinh hải…



Một trong những hình ảnh cổ mang tính Hí Họa, được vẽ trên gốm cổ Hy Lạp, khoãng 5 thế kỷ trước Công Nguyên...(viện bảo tàng Ashimolean Oxford)



Đầu thế kỷ 19, song song với việc khám phá ra ngành In-Đá (Lithgraphy), đã tạo nên sức bật cho bộ môn Hí Họa phát triễn, vì in đá làm phương tiện ấn loát , khiến mạng lưới thông tin lớn mạnh, đồng thời gía cả in ấn lại rẻ, tạo thành một nhu cầu mới cho văn hóa đọc ở Phương Tây khởi sắc…Như vậy ta có thể nhận biết, bao chức năng do kỷ thuật, đã đem lại nhiều phương tiện, phục vụ tiện nghi cho nghệ thuật…Trong giai đoạn tiên khởi này, ta nhận thấy có, Hs Honoré Daumier(1808-1879), đã làm đình đám về tranh hí họa, nhất là vẽ đến các nhân vật chính trị, phê bình giới trưởng giã Pháp, chính vì thế; ông đã phãi ngồi tù vài tháng cho sự nghiệp của mình…









Một tranh Hí Họa châm biến giới trưởng giã Pháp, Tranh In Đá của Daumier





Về sau ở Pháp, các thế hệ tiếp nối như: Henri Monnier(1799-1877), Jean Isodore Gerard (1803-1847), Sulpice Guillaume Chevalier (1804-1866), Amédé de Noé( 1818-1879), Alfret Grévin( 1827-1892), André Gill ( 1840-1885)…Ở Anh có G. Cruikhank(Punk) 1712-1778),, Đức có Wilhelm Busch (1832-1908)… Thuy Sỹ có Rodolphe Topffer (1799-1846)…





Một tranh Poster có hình ảnh Châm Biến ở Nga trong giai đoạn chống Hitler-1942



Đến cuối thế kỷ 19, ngành Ấn loát đã tiến bộ vượt bực, có nhiều ấn bản với chiều hướng lạ lẫm, tạo nên sinh khí cho các hình thức Hí Họa. Ở Pháp, có rất nhiều họa sỹ vào cuộc, tạo một sân chơi mới như: Jean Louis Forain( 1852-1931),Alexandre Steilen( 1854-1923),, Adolphe Willerte( 1857-1926)Emmanuel Poiré( 1859-1909),G. Goursat( 1863-1934), Léonnetto Cappiello( 1975-1942),Francisques Poulbot( 1879-1946), Jean Pennes(1894- 1982) Jean Effel( 1908-1982),Jean Bose( 1924-1973).Ở Đức có: Thomas Théodor Hein(1867-1948) Na-Uy có Olaf Gulbrannson(1873- 1958) làm việc cho tờ Simplicssimus cùng các họa sỹ của Phái Biểu hiện Đức như: Alfred Kubin(1877-1959), Georg Grosz(1893-1959).Ở Nga, Hí họa làm một vũ khí cổ vỏ , tuyên truyền cho Nhà Nước như trong tạp chí Krokodil(Con cá sấu).Ở Mỹ, có Saul Steiberg(1914-…) cộng tác với The NewYorker( Công Dân New York)…André Farkas( 1915-…), Yvan le Louarn(1915-1968)…







Một tranh Hí Họa ở Mỹ Trên The New York times



Trong suốt quá trình hơn 200 năm , bằng những ngòi bút Hí-Họa, những nghệ sỹ Đồ Họa, đã đồng hành với nhu cầu phát triển xã hội, phát triển kỷ thuật ấn loát tạo một sinh khí mới trên lãnh vực Văn hóa đọc-văn hóa Nhìn của con người.



La toàn Vinh11-2010

Wednesday, February 09, 2011

Handwriting




THÍCH NHẤT HẠNH Handwriting Collection La Toàn Vinh


THƯ PHÁP,MỘT PHƯƠNG TIỆN CAO CẢ

Trong môi trường truyền thông trực tiếp,giản dị,trong cái bất chợt xuất thần,những thi sỹ,họa sỹ đã ứng dụng thể hiện lên tác phẩm của họ một cách tuyệt diệu.

Những nhà sáng tạo,tạo hình, đã bộc lộ cái tính tự nhiên của mình,của sự vật trên trang giấy với một tâm hồn hoàn toàn tự do phóng khoáng,không đắn đo gò bó.
Tôi muốn nhấn mạnh đến một chút kinh nghiệm trong cái khoảnh khắc quý gía ấy qua những thủ bút bởi các thi sỹ,thiền sư,những bật thầy cao cả đã quán tưởng tinh thần qua phương tiện vẽ,viết…

Ở Á Ðông từ xa xưa,những thi sỹ thường cũng là họa sỹ,vì trong mổi nét bút,nét chữ đã hàm chứa một hình ảnh nào đó,mô phỏng từ trong thiên nhiên, được vẽ lại,dần dần biến thành hình tượng như một ý niệm ước lệ.
Vì vậy,trong mổi chử cổ, điều phản ảnh một ý niệm,một hình ảnh mà chúng ta bắt gặp trong thiên nhiên.
Những hình ảnh đó được biến dạng thành những cảm thụ trừu tượng hóa…Củng chính vì thế,trong những thập niên 50-60, đã có rất nhiều họa sỹ lớn ở Tây Phương,nhất là Mỹ, đã nghiên cứu sáng tạo trên các dạng thức này..
Ta có thể biết nhiều qua tạo hình của FRANZ KLINE,ROBERT MOTHERWELL,và nhất là HENRI MICHAUX,những trào lưu của nghệ thuật hiện đại trong giai đoạn đầu tiên như: Abstraction- Expressionism đã thừa hưởng những tinh hoa khơi dậy từ chử viết cổ Á Ðông mà ta thường hay gọi là chử Hán,chử Nho(Hand writing)…
Viết ở đây tựa hồ như cắm hoa, uống trà, thả diều, đó ví như là một cách thiền định.
Vì thần thái tập trung vào những tác động ,hành động,diển biến vận hành theo thiên nhiên.
Nhiều nhà sư đã hành thiền theo phương cách này, vì trong những giây phút viết vẽ,họ sống trực chỉ trong từng rung động gắn liền vào mỗi tác động thanh toát.
Cứ mổi nét bút tuôn ra làm một sự nâng niu như từng hơi thở ,nhẹ nhàng sinh động trong điều kiện tự nhiên…
Mỗi nét bút làm bột lộ một thực tại mà các thi sỹ thiền sư làm đối tượng quán chiếu, để tâm hồn hòa cùng bản thể của vủ trụ mênh mông,ta gọi đó là hóa nhập vào bản thể tự nhiên.
Như bài thơ trên đây của một thi sỹ thời nhà Tống tên Su Tông Po(1036-1101) đã nói về một họa sỹ thiền sư đương thời với ông tên Wen Tung(1018-1079)

" When Yu-K’o painted bamboo,he saw bomboo only,never people so rapt he forgot even himself,he, himself became bamboo"

Gía trị quán tưởng tinh thần vào một việc đang làm trong bài thơ trên làm ta liên tưởng đến một Trang Tử thời Chu,hay một Krisnamurti của thời đại chúng ta,những diển biến nội tại trong khoảnh khắc người thi sỹ viết,vẽ tức để nắm lấy CÁI THẦN của sự vật,cùng theo ý niệm trên,Krisnamurti cũng từng quan niệm như vậy,khi ông cho rằng:
"Ví như một người cắm hoa,không phải chỉ đơn thuần cắm hoa vào bình,mà tư tưởng,tâm hồn phải hòa nhập vào cánh lá cành hoa".
Nói một cách khác,đó là một sự tập trung cao độ biểu hiện vào điều kiện tự nhiên,Trong khoảnh khắc cô đơn huyền diệu cùng với đất trời ,chính vì thế một nét chấm phá bộc lộ cho sự hòa mình trong cõi vô cùng mà theo đạo học đó là khoãng trời đất bao la.
Nói như vậy,chẳng khác nào khi viết vẽ,như đang du hành vào trong thiên nhiên vô tận,như một cuộc hẹn hò với trời cao biển rộng,trong đó,có cả một xả hội mà ta đang sống..Câu chuyện làm tôi ngộ ý Thiền Sư Nhất Hạnh trong một chương viết về cuộc sống thực tại:
"and to look deeply and discover the true nature of all that is taking place in the présent moment"(our appointment with life).

Viết ,theo quan niệm xưa cũng như một cái đạo mà con người trân trọng gìn giữ.
Những thủ bút của các thi sỹ Thiền sư đã ứng hiện,nói lên cả môt trời hiện hửu của nhân sinh,vủ trụ,của tự nhiên tự tính….

Thi sỹ Zhang Huai Guan thờI Ðường có nói:
"Devant une belle calligraphie,nous ne voyons pas la forme des caractères. Nous nous laissons irradier par son esprit"
Như vậy,một bài thơ hay,không phải có hình thức đa văn bằng chử viết,mà viết là phương tiện để chuyên chở cái ý niệm to lớn,cái tinh thần ứng hiện,cái tinh anh phát tiết từ trong con người.
Cũng trong ý niệm này,Trang Tử đã nói:
Cái lưới làm phương tiện để tiến đến ý niệm là con cá và khi đạt cứu cánh thì đừng câu nệ,chấp chánh vào phương tiện nữa"(the trap exists because of the fish ,once you’ve gotten the fish,you foget the trap….
Words exist because of meaning;once you’ve gotten the meaning ,you can forget the words")

Như thế, đã biết bao đời từ Chu,Hán ,những thi sỹ,học sỹ,họa sỹ đã mang trên mình cái đạo của đất trời vào trong con người Á Ðông.
Ðã biết bao đời những thi sỹ Thiền Sư đã "Hành Thâm" ý này qua những phương tiện thư họa(calligraphie),cho đến hôm nay đã trở thành phổ cập trong những Thiền Viện ở Nhật,Trung Hoa, Việt Nam v.v
Những họa sỷ Thiền Sư quán chiếu trong từng nét cọ,trong từng hơi thở qúy gía bên những dòng sắc không vô tận…

Ði Ngược dòng thời gian, đã hơn 4.000 năm,kể từ khi vua Phục Hy vẽ nên những dấu ấn tượng hình của trời đất,chử viết củng đã hình thành và phổ cập sau đó…
Tuy nhiên,vết tích còn lại mà chúng ta tìm thấy được qua những công trình khai quật,nhiều hơn hết ở vào thời Ðông Chu(1100-770 trước công nguyên) đến thời Khổng Tử thì cực thịnh.
Mãi đến năm 120 vào thời nhà Hán,có một vị quan tên là Xu Shen đã tổng hợp được gồm 9353 chữ,vị này cho rằng kể từ thời Tam Hoàng ,Ngủ Ðế khởi thuỷ của văn tự đã thay đổi luôn.
Cho đến thời nhà Thanh ,Vua Khang Hi đã cho soạn bộ Hán Tự với 40.000 chử,tuy nhiên trong văn chương chỉ cần 6000 chử là quá đủ,số còn lại chỉ là những cổ ngử phức tạp đã dùng vào thời Lảo Tử,do đó nên ít dùng trong sinh hoạt hiện tại,nói như thế,bản văn ngày nay ta dùng, có lẻ là một bản chử Hán đã dịch lại từ một bản chử Hán cổ của Lảo Tử….

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Léon Wieger, đã trình bày những diễn biến về văn tự Trung Hoa, trong quá trình phát triển của nó; qua nhiều giai đoạn khác nhau...Một ví dụ điển hình như chữ JUN (thái Tử) đã tuần tự biến dạng như sau:



-Từ số 1 đến số 6, Biến dạng về cấu trúc của thân chữ nhưng vẫn còn nhận diện,cho đến hình thứ 7 ở vào thời Tần Thủy Hoàng tương đối đơn giản hơn

-Từ số 8 đến 9, đuợc viết bằng những vết than,nên có nét khác biệt.

-Từ số 10, đuợc biểu hiện bằng cọ kết bằng lông thú,thông thường thì cọ đuợc kết bằng lông chó sói,Lông thỏ…sau này ở những trường phái mới có khi làm bằng lông đuôi ngựa…

-Những dạng thức từ 11 đến 14 là giai đoạn hoàn chỉnh trong việc sử dụng cây cọ lông,cùng với sự thanh thoát ,nhẹ nhàng như dòng nước chảy;khi thì dũng mãnh tưa như vết chém,hoặc quay cuồng như Rồng Bay phượng Múa…

Ðã bao đời trải qua,dòng tồn lưu của văn tự Á-Ðông cổ đã đuợc gìn giữ tiếp nối,Những người học chữ Hán bắt buộc phải tập từ nét một với những biến của nó.

Cho đến nay người đã có thật nhiều bản viết tay thật truyệt mỹ,tuy nhiên,theo phân tích chỉ vỏn vẹn trong 5 dạng thức(Style) khác nhau.

Thứ nhất là kiểu KAISHU hay còn gọi là chử thông dụng, xuất phát từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên,chữ Kai shu đi theo mô thức truyền thống cổ điển trong việc sử dụng cây bút lông.

Thứ hai là kiểu CAO SHU ,làm môt bước phát triển hơn thêm cho việc cấu trúc văn chương Hán Cổ,và hoàn chỉnh chữ viết…

Từ những kiểu thức cơ bản Kai shu ,Cao Shu đã đưa đến hình thái thứ 3 là XING SHU(Stile cursif) hay còn gọi là chữ viết Tháo.
Chữ này rất ít khi thấy trong văn chương Hán Nôm Việt Nam,tuy là viết xảo nhưng vẫn giử lại những yếu tố chính để kết hợp nên chữ. Ðứng về mặt thẩm mỹ chữ Xing shu mang nhiều công trình sáng tạo bởi kỹ thuật cá nhân hơn ,chữ Xing shu tuyệt đối cấm trong các trường thi ngày xưa.
Tuy nhiên,những áng thơ hay thời Ðường ,Tống…cũng sử dụng rất nhiều hình thức này do bàn tay của các thi nhân lãng mạn… Chữ Viết tháo theo Xing Shu làm một loại biến dạng hóa,chú tâm nhiều vào ý nghĩa còn hình thức nặng về thẩm mỹ,lấy ví dụ chữ "SHU" có nghĩa là "Viết",theo nguyên thể đuợc biểu hiện với 10 nét:nhưng khi viết tháo còn 4 nét Tuy nhiên vẫn chưa Hoàn toàn,theo thủ bút của Wang Hsi Chih,một thi hào thế kỷ thứ 4,chỉ còn lại 2nét ,đôi khi 2,3 chữ chỉ trong một đường cọ.


Chử viết tháo làm một biểu hiện cao độ của thi nhân với những cảm xúc vô cùng phong phú, cá tính bộc lộ qua những ấn tượng trừu tượng hóa,từ khi thủ bút của chàng Vương (Wang) tung hoành bốn cõi.
Mãi đến mười thế kỷ sau mới có tiếp nối, đó là Sung K’o,vẫn lồng lộng bên trời sáng tạo…

Cuối cùng ta hãy lắng nghe câu trả lời quý báo của Lý bạch nói với Ðỗ Phủ, Thế nào là một thi sỹ?:"First learn the ruler of poetry,then breaking away from them at will"
Cho đến khi nào những thi nhân mới sống thực với chính mình đó cũng là một câu hỏi của bao thời đại,một thi sỹ lớn là một người dám can đảm thoát ra khỏi những giới hạn quy củ để tiến đến một chân trời sáng tạo mới, đó cũng chính là tiếng nói của lòng mình….

Tiếp theo là kiểu thức số 4 có tên là SHUAN SHU,một loại kẻ thẳng nét như chữ in,Chữ này thường dùng trên những con dấu,con ấn,nét thẳng đứng có dáng dấp như những chữ khắc trên trống đồng thời cổ,Chữ này ứng dụng nhiều trên biểu ngữ sau cách mạng văn hóa.Ngoài ra,còn những chữ như chữ Dragon rất ít tiện dụng trong lảnh vực hành chánh.

Nhìn chung,mổi cá nhân có thể tập tành,khổ luyện để trở thành một bật thầy về thư pháp,Những nét trên trang giấy nó biểu hiện cá tính của người ấy thông qua cảm xúc và tư tưởng,
Cho nên,lúc thi nhân,họa sỹ vẽ lên một chữ hay một hình, đó là biểu hiện trực chỉ của cái Tâm…

Vì thế khi thực hành phải thật Bình tâm,tinh thần Lắng Ðọng,thân thái Thanh Tinh,bằng không thì kết quả sẽ không viên mãn...

Như một Thiền Sư ở thế kỷ thứ 2 đã nói:Nếu như Thần thái không thanh thoát ,cho dù dùng bằng cây cọ được kết bằng lông thỏ trên núi Zhong thì cũng làm nên những thành toại” (Cai Yong).

Viết chữ Nho cần thiết ở sự tập trung cao độ,vì Thân tâm không an tịnh thời không đạt đến một sự hoà hợp đều độ,Sự hòa hợp đòi hỏi những việc kết hợp giửa Cọ,Nước và Mực,cùng nhất là tính tùy cơ ứng hiện xuất thần(Performance Improvisée).
Ðiều này rất khó giải thích,vì đó chính là những kinh nghiệm chứng ngộ cá nhân.
Chúng ta có một ví dụ điển hình:Thời nhà Hán,thế kỷ thứ 2 ,Một thi sỹ bị bắt buộc làm thơ cho bạo chúa, để được giảm án,trong lúc bất cẩn hoặc vô tình ,giọt mực rơi vung vãy trên trang giấy,lỗi lầm đó không thể bôi xóa được,nhưng chàng thi sỹ kia đã nhanh trí biến nét mực rơi thành nét chữ khởi đầu cho dòng thơ bất hủ của mình trong một tình trang đột xuất(Disponniblité créatrice et au naturel Spontané)…
Nhận định trên ta thấy kẻ sỹ thời xưa rất công phu,có những người thăng trầm đều do cái nghiệp của chính mình tạo nên…
Trong lịch sử ta thấy có Lý Bạch,Tô Ðông Pha…đã vì nghiệp dĩ nên phải thăng trầm cã một cuộc đời cam khổ,Những tạo tác này có khi cã một đời, một kiếp điều mang nặng ôm ấp…



Tham Khảo:

1.

Jérome Silbergeld/Chinese Painting/University Washington Press
2.

Muséum of Houston/In the Way of the Master.
3.

Jacques Deperne/Les mots Vivants.
4.

Thích Nhất Hạnh/Our appointment with Life/Pareillax.ca 1990
5.

Celeste Adams/Later Chinese Painting and Calligraphy (1600-1900)
6.

Ed Lanbe & Craiwalker/the Chinese Catalog/Hippo Cren Book.NY.1985
7.

Henry Tissot /Art Abstrait et Figutatif/ Robert Laffront
8.

Wou Tchenjou/Chine L'estampe/Philippe Piequier.1990
9.

Cranmer Byng//the vision of Asia/ reader Union London.1948
10.

Robert Liassen/Zen the Art of Tigre/Pyramid Special.1969
11.

Nancy Wilson Ross/The world of Zen/Vintage Book.1960
12.

Chinese Literature review (n-08/1973)



LA TOAN VINH/New York 1995

Saturday, February 05, 2011

INTERVIEWED by Radio TPHCM VN - Jan 21-2011




INTERVIEWED by Radio TPHCM VN - Jan 21-2011

LINK:
http://vanhien.vn/forum/van-hoa-giao-thong/2033-giao-thong-duoi-con-mat-nguoi-nuoc-ngoai.html

Saturday, January 29, 2011

ĐẠI HỌC HOA SEN Jan.20-2011/HOA SEN UNIVERSITY in Hồ Chí Minh City , VIỆt-NAM



ĐẠI HỌC HOA SEN Jan.20-2011/HOA SEN UNIVERSITY in Hồ Chí Minh City , VIỆt-NAM







ĐẠI HỌC HOA SEN Jan.20-2011/HOA SEN UNIVERSITY in Hồ Chí Minh City , VIỆt-NAM

Saturday, January 08, 2011

LA TOAN VINH Lecture at TÔN ĐỨC THẮNG UNIVERSITY on Jan 08-2011







LA TOAN VINH Lecture at TÔN ĐỨC THẮNG UNIVERSITY on Jan 08-2011
Xem trên đường LINK sau đây:

http://www.hcmufa.edu.vn/vn/Tin-Tuc/Tin-Tuc-Chinh/HNBZJY042239/
http://tdt.edu.vn/lang-vi/tin-tuc/thong-bao-chung/1244-hoa-si-la-toan-vinh-noi-chuyen-ve-qchuyen-de-do-hoaq-tai-dai-hoc-ton-duc-thang
http://artmedia.edu.vn/news/su-kien-nghe-thuat/301-hoi-hoa-do-hoa-bich-chuong-la-toan-vinh.html
http://sinhvienhoasen.com/forum/f270-thong-bao-tu-phia-nha-truong/noi-chuyen-chuyen-de-ve-do-hoa-cung-nghe-si-nha-nghien-cuu-la-toa-n-vinh-24930.html