Bích Chương về Nghệ Thuật Thứ 7
Trong những năm cuối thế kỷ 19, nghệ thuật Bích Chương Pháp đã chiếm một vị trí đáng kể, giai đoạn Hoàn Kim này ( Belle Époque), ngoài Lautrec , Cheret… ta còn thấy rất nhiều nghệ sỹ Đồ Họa đã sáng tạo thật phong phú, qua các đề tài nóng bỏng, thời sự của xã hội truởng gỉả Pháp-Paris lúc bấy giờ, một Jules Alexandre GRUN,rất đa dạng biến chuyễn trong các đề tài, từ Sân Khấu Hộp Đêm, Xe hơi, Báo chí v.v
Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nghệ thuật thứ bảy đã đuợc giới thiệu đến bao khán gỉả , trong một căn nhà tầng hầm của quán Grand Café, trên đại lộ Capucines, để rồi phát triển thêm lên, trong những năm 1906 trên đại lộ Montmartre, một rạp chiếu bóng đuợc thực hiện , và họa sỹ Grun cũng đã vào cuộc, tạo nên một hình thái quảng bá thương mại nóng bỏng...
Bích Chương in đá của họa sỹ GRUN quảng bá Théâtre du Cinématographe Pathé ở khu Montmartre 1906
Để sau đó,trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, 1914 nghệ thuật chiếu bóng (Cinématograph) trở thành một biểu hiện kỷ thuật mới , thu hút mọi giới quần chúng trên toàn nuớc Pháp, tạo nên kỷ nguyên điện ảnh “Cinéma”, phục vụ trên các địa phương, lẫn trên các miền lửa đạn biên thùy, lúc bấy giờ nguời ta gọi đó nghệ thuật tuyên truyền, để phục vụ quân đội …
HÍ HỌA ( Caricature, tiếng ý =Caricare)
Danh từ Hí Họa được hiểu một cách cụ thể, như một hình vẽ được tiếp nhận bằng thị giác bởi sự bóp méo qua kỷ thuật hình họa, tạo nên bao vui nhộn , nói tóm lại, Hí họa làm nên một cái nhìn khôi hài, trong võ bọc một tác phẫm mỹ thuật…Đã từ lâu ; nó vẫn được xem như một loại hình phụ thuộc, thứ yếu (Art Mineur), nhìn trở về bao sự kiện lịch sử; người ta nhận thấy ở Hí Họa, nó mang mác như một bi kịch được vẽ trên các bình cổ ở Hy Lạp, sau đó trên những mãng tường đỗ vở của thành Pompéi ở Ý thời Trung cổ, rỏ nét hơn , nó được biểu hiện nhiều ở thời Phục Hưng qua tài năng của Léonardo Da Vincy vẽ chân dung các cụ gìa, Jérome Bosch với nhiều hình ảnh vui nhộn của phồn thực, bởi Francisco de Goya, William Horgarth vẽ bao nét khôi hài, bóp méo cùng với bao hình ảnh kinh hải…
Một trong những hình ảnh cổ mang tính Hí Họa, được vẽ trên gốm cổ Hy Lạp, khoãng 5 thế kỷ trước Công Nguyên...(viện bảo tàng Ashimolean Oxford)
Đầu thế kỷ 19, song song với việc khám phá ra ngành In-Đá (Lithgraphy), đã tạo nên sức bật cho bộ môn Hí Họa phát triễn, vì in đá làm phương tiện ấn loát , khiến mạng lưới thông tin lớn mạnh, đồng thời gía cả in ấn lại rẻ, tạo thành một nhu cầu mới cho văn hóa đọc ở Phương Tây khởi sắc…Như vậy ta có thể nhận biết, bao chức năng do kỷ thuật, đã đem lại nhiều phương tiện, phục vụ tiện nghi cho nghệ thuật…Trong giai đoạn tiên khởi này, ta nhận thấy có, Hs Honoré Daumier(1808-1879), đã làm đình đám về tranh hí họa, nhất là vẽ đến các nhân vật chính trị, phê bình giới trưởng giã Pháp, chính vì thế; ông đã phãi ngồi tù vài tháng cho sự nghiệp của mình…
Một tranh Hí Họa châm biến giới trưởng giã Pháp, Tranh In Đá của Daumier
Về sau ở Pháp, các thế hệ tiếp nối như: Henri Monnier(1799-1877), Jean Isodore Gerard (1803-1847), Sulpice Guillaume Chevalier (1804-1866), Amédé de Noé( 1818-1879), Alfret Grévin( 1827-1892), André Gill ( 1840-1885)…Ở Anh có G. Cruikhank(Punk) 1712-1778),, Đức có Wilhelm Busch (1832-1908)… Thuy Sỹ có Rodolphe Topffer (1799-1846)…
Một tranh Poster có hình ảnh Châm Biến ở Nga trong giai đoạn chống Hitler-1942
Đến cuối thế kỷ 19, ngành Ấn loát đã tiến bộ vượt bực, có nhiều ấn bản với chiều hướng lạ lẫm, tạo nên sinh khí cho các hình thức Hí Họa. Ở Pháp, có rất nhiều họa sỹ vào cuộc, tạo một sân chơi mới như: Jean Louis Forain( 1852-1931),Alexandre Steilen( 1854-1923),, Adolphe Willerte( 1857-1926)Emmanuel Poiré( 1859-1909),G. Goursat( 1863-1934), Léonnetto Cappiello( 1975-1942),Francisques Poulbot( 1879-1946), Jean Pennes(1894- 1982) Jean Effel( 1908-1982),Jean Bose( 1924-1973).Ở Đức có: Thomas Théodor Hein(1867-1948) Na-Uy có Olaf Gulbrannson(1873- 1958) làm việc cho tờ Simplicssimus cùng các họa sỹ của Phái Biểu hiện Đức như: Alfred Kubin(1877-1959), Georg Grosz(1893-1959).Ở Nga, Hí họa làm một vũ khí cổ vỏ , tuyên truyền cho Nhà Nước như trong tạp chí Krokodil(Con cá sấu).Ở Mỹ, có Saul Steiberg(1914-…) cộng tác với The NewYorker( Công Dân New York)…André Farkas( 1915-…), Yvan le Louarn(1915-1968)…
Một tranh Hí Họa ở Mỹ Trên The New York times
Trong suốt quá trình hơn 200 năm , bằng những ngòi bút Hí-Họa, những nghệ sỹ Đồ Họa, đã đồng hành với nhu cầu phát triển xã hội, phát triển kỷ thuật ấn loát tạo một sinh khí mới trên lãnh vực Văn hóa đọc-văn hóa Nhìn của con người.
La toàn Vinh11-2010
No comments:
Post a Comment